Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư về Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

|

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư về Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên đã và đang tham gia tích cực trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV). Dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện, câ;n bằng và tích hợp các khía cạnh phát triển bền vững đối với các chiến lược phát triển, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ), gồm 17 mục tiêu chung với 115 mục tiêu cụ thể và thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu PTBV.
 
Thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam, Tổng cục Thống kê đã xâ;y dựng dự thảo Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam. Đâ;y là Bộ chỉ tiêu quy định chuẩn mực về chỉ tiêu thống kê, nội dung chỉ tiêu thống kê (gồm khái niệm, phương pháp tính, phâ;n tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp) phục vụ cho theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu PTBV.
 
Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam được xâ;y dựng trên nguyên tắc phản ánh 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể được quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự tương thích và tính so sánh quốc tế nhưng phải phù hợp với các điều kiện thực tiễn, cũng như nhu cầu phát triển bền vững của Việt Nam; bảo đảm tính khả thi, thống nhất với các hệ thống chỉ tiêu khác. Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu thống kê được tiến hành trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật hiện hành; rà soát tính khả thi tại Việt Nam của các chỉ tiêu thuộc Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững toàn cầu; ý kiến các chuyên gia, Bộ, ngành liên quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và tổ chức, cá nhâ;n…
 
Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam gồm: Danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê. Danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm: Số thứ tự; Mã số; Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng; Mục tiêu; Tên chỉ tiêu; Lộ trình thực hiện. Nội dung chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm: Khái niệm, phương pháp tính; phâ;n tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
 
Ngày 22/01/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 158 chỉ tiêu, phản ánh 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể của Việt Nam quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg, trong đó: 38 chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê 2015; 103 chỉ tiêu được phát triển trên các chỉ tiêu PTBV toàn cầu (những chỉ tiêu còn lại không quy định trong Bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam do: Là chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu chỉ tính trên phạm vi toàn cầu và do các tổ chức quốc tế tính, các chỉ tiêu không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, các chỉ tiêu chỉ áp dụng ở các khu vực đặc thù ...); 18 chỉ tiêu thống kê có lộ trình B - là những chỉ tiêu sẽ thu thập, tổng hợp từ năm 2025.
 
Số lượng các chỉ tiêu phâ;n theo 17 mục tiêu chung về PTBV cụ thể như sau:
  • Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi (9 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững (7 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (20 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (14 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (16 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người (9 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người (5 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người (17 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 9: Xâ;y dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới (9 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội (7 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phâ;n bổ hợp lý dâ;n cư và lao động theo vùng (10 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (9 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai (2 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững (7 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất (4 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳngphát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xâ;y dựng các thể chế hiệu quả, trách nhiệm giải trình và có sự tham gia các cấp (10 chỉ tiêu);
 
  • Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững (3 chỉ tiêu).
Thông tư cũng phâ;n công trách nhiệm chủ trì thu thập, tổng hợp cho 24 Bộ, ngành có liên quan, trong đó riêng Tổng cục Thống kê thu thập, tổng hợp 62 chỉ tiêu.
 
Để bảo đảm Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT được thực hiện có hiệu quả, hiệu lực trong thực tiễn, cần triển khai thực hiện các giải pháp:
 
Thứ nhất, v dữ liệu và nguồn dữ liệu: Tiếp tục thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu đã có số liệu sở, thông qua việc lồng ghép vào các cuộc điều tra, chế độ báo cáo thống kê hiện hành và sử dụng dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê. Trên cơ sở bộ chỉ tiêu thống kê PTBV của Việt Nam được ban hành, cần xâ;y dựng, hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin gồm: (i) Xâ;y dựng hoàn thiện các cuộc điều tra thống kê, trong đó lồng ghép việc thu thập các chỉ tiêu thống kê VSDG vào các cuộc điều tra thống kê hiện hành. Nội dung này được thực hiện trên cơ sở rà soát chương trình điều tra hàng năm và chương trình điều tra thống kê quốc giathiết kế cuộc điều tra mới. (ii) Xâ;y dựng hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê để thu thập các chỉ tiêu thống kê về PTBV. (iii) Nghiên cứu, biên soạn các chỉ tiêu mới theo các nguồn thông tin mới như dữ liệu lớn (big data), dữ liệu hành chính... Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động thống kê từ khâ;u thu thập, tổng hợp đến công bố thông tin.
 
Thứ hai v nguồn lực: Cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý có liên quan để giải quyết những khoảng trống về mặt chính sách và tạo thuận lợi cho việc thực hiện PTBV tại Việt Nam. Nâ;ng cao nhận thức hành động của toàn xã hội về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dâ;n cư, các đối tác phát triển trong thực hiện PTBV. Thúc đẩy việc phối hợp giữa các bên có liên quan, đặc biệt giữaquan của Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cộng đồng quốc tế trong thực hiện phát triển bền vững. Duy trì và triển khai cơ chế điều phối phối hợp giữa các bên liên quan để định kỳ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp, chia sẻ các sáng kiến, thực hành tốt nhằm đạt được các mục tiêu PTBV mà Việt Nam đã cam kết. Tăng cường huy động các nguồn tài chính trongngoài nước, đặc biệtnguồn lực từ khu vực tư nhâ;n để triển khai thực hiện các mục tiêu PTBV của quốc gia. Lồng ghép các mục tiêu này trong quá trình xâ;y dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, các chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương, quan. Lồng ghép phù hợp các chỉ số, chỉ tiêu PTBV vào các chương trình điều tra Thống kê quốc gia định kỳ và các chương trình điều tra khác. Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy việc hỗ trợ, chuyển giao về tài chính, kỹ thuật cho thực hiện PTBV. Bảo đảm đủ số lượng người làm công tác thống kêtăng cường các lớp đào tạo để người làm công tác thống kêhiểu biết đầy đủ và có kiến thức để thực hiện công việc hiệu quả./.
 
Trần Tuấn Hưng
Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ và CNTT - TCTK

ỨNG DỤNG Giải Trí Điện Tử Việt Nam