Cá thể hổ Siberi sinh con sau khi được tái thả vào thiên nhiên

|

NDO - NDĐT - Tại Nga, cá thể hổ mồ côi được thả lại vào thiên nhiên vừa đẻ hai hổ con, dấy lên hy vọng về sự tồn tại của phụ loài hổ quý hiếm này.

Các nhà bảo tồn Nga tỏ ra mừng rỡ khi công bố thông tin trên. Đây là lần đầu tiên một cá thể hổ Siberi được tái thả vào tự nhiên đã thể hiện được khả năng sinh sản, đồng nghĩa với một điểm nhấn cho sự tồn tại của phụ loài hổ Siberi. Còn được biết với cái tên hổ Amua, hổ Siberi chỉ còn khoảng 500 cá thể trong tự nhiên sau hàng loạt thập kỷ bị săn bắn bất hợp pháp và bị thu hẹp sinh cảnh.

Với cái tên Zolushka, cá thể hổ cái Siberi được tìm thấy vào tháng 2-2012 khi mới chỉ bốn tháng tuổi. Theo nhiều chuyên gia, mẹ của cá thể hổ này bị các kẻ săn trộm giết hại. Zolushka được chăm sóc và phục hồi tại Trung tâm cứu hộ Alekseyevka.

thể hổ cái được cách ly với con người và được dạy cách săn mồi sống một cách từ từ. Khi được 20 tháng tuổi (độ tuổi các cá thể hổ nhỏ thường t?? sống mà không cần hổ mẹ), Zolushka được thả vào khu bảo tồn Bastak ở vùng Pri-Amur, miền Viễn Đông nước Nga. Tại đây, Zolushka được các cán bộ kiểm lâm theo dõi qua vệ tinh, ảnh viễn thám và sóng radio. Cá thể hổ này nhanh chóng thích nghi thông qua hoạt động săn lợn rừng, lửng lợn và hươu đỏ.

Việc đẻ hai cá thể hổ con đã tạo nên một bất ngờ lớn bởi hổ Siberi đã biết mất khỏi khu rừng Bastak khoảng 40 năm trước. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy có một cá thể đực đã xuất hiện trong chu vi 124 dặm về phía tây của vùng phân bố hổ Amua ở Liên bang Nga.

Các bức ảnh và video được công bố cho thấy sự hiện diện của hai cá thể hổ con đang chơi đùa với hổ mẹ trong rừng Taigal.

Aleksandr Yuryevich Kalinin, Giám đốc khu bảo tồn Bastak phát biểu: “Đây là ngày trọng đại của khu bảo tồn. Điều này chứng minh vẫn còn sinh cảnh phù hợp cho hổ Amua tại vùng phân bố Pri-Amur. Không đâu thích hợp hơn ở đây”.

Masha Vorontsova, Giám đốc tổ chức bảo vệ động vật (IFAW) tại Nga, khẳng định: “Đây chính là điều chúng tôi hy vọng kể từ khi thả cá thể này vào năm 2013. Điều này cho thấy cá thể này đã hoàn toàn thích ứng với đời sống tự nhiên, có khả năng săn mồi, sinh sản và nuôi lớn một thế hệ mới của hổ Siberi”.

Dale Miquelle, Giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tại Nga cũng khẳng định: “Điều kỳ diệu này không chỉ dành riêng cho Zolushka mà còn cho cả quần thể hổ Amua. Hai cá thể hổ mới đẻ đánh dấu sự phục hồi tăng trưởng của quần thể hổ Amua cuối cùng tại sinh cảnh bị phá hủy nhiều năm trước”.

Vào năm 2014, IFAW và các đối tác đã thả năm cá thể hổ Amua vào tự nhiên và các báo cáo cho thấy các cá thể này đã xuất hiện ở đường biên giới giữa Nga và Trung Quốc, bắt nhiều dê và gà.

Hổ Siberi (tên khoa học là Panthera tigris altaica), có phân bố tại vùng Amur-Usssuri ở miền Viễn Đông Siberi. Đây là phụ loài hổ lớn nhất với chiều dài đầu và thân từ 190-230cm (đuôi hổ có thể dài 60-110cm) Trọng lượng trung bình của một cá thể đực đạt 227kg.

Hổ Amur cũng có điểm đặc biệt về bộ da dày, phân biệt bởi sắc vàng và một số vệt sọc. Một cá thể hổ Siberi sáu tháng tuổi cũng có thể tư??ng đương với một con báo trưởng thành. Hổ Siberithường sống đơn lẻ và đây chính là quần thể hổ sống đơn lẻ lớn nhất thế giới.